Một số tỉnh phía Bắc thực hiện Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị
- Người viết: Hồng Vân lúc
- Nông dân tiêu biểu
- - 0 Bình luận
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trong những năm qua, các dự án khuyến nông Trung ương về ứng dụng các giống chè mới có ưu thế và tiềm năng; sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm chè an toàn, có truy xuất nguồn gốc, chứng nhận chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ảnh minh họa
Dự án: “Xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” được thực hiện với quy mô 32 ha tại 4 tỉnh là Hà Giang (xã Xuân Minh, huyện Quang Bình), Tuyên Quang (xã Hồng Thái, huyện Na Hang), Lai Châu (xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên), Nghệ An (xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn) do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tổ chức chủ trì, thực hiện từ năm 2021 – 2023. Dự án áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, thâm canh chè theo tiêu chuẩn hữu cơ (Quyết định 288 QĐ/ MNPB-KH ngày 3/4/2020).
Dự án đã xây dựng được 04 mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại 4 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu và Nghệ An với quy mô 32 ha, 8 ha/tỉnh/ năm, thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm mô hình; Xây dựng được 4 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người dân và doanh nghiệp.
Sau 1 năm thực hiện, qua theo dõi đánh giá và so sánh sinh trưởng, năng suất của mô hình thâm canh sản xuất đại trà và mô hình của dự án cho thấy, tại Lai Châu và Tuyên Quang, năng suất chè của mô hình giảm so với sản xuất đại trà, trong đó Lai Châu giảm 28,12% (từ 8,2 tấn/ha xuống còn 6,4 tấn/ha), Tuyên Quang giảm 23,64% (từ 6,8 tấn/ha xuống còn 5,5 tấn/ha); ngược lại, tại Hà Giang và Nghệ An, năng suất chè mô hình tăng so với đối chứng, trong đó, Hà Giang tăng 15,95% (từ 4,20 tấn/ha lên 4,87 tấn/ha), Nghệ An tăng 11,35% (từ 3,70 tấn/ha lên 4,12 tấn/ha). Nguyên nhân là do tại Hà Giang và Nghệ An, trước khi triển khai dự án, người dân chăm sóc quảng canh, hầu như không tác động, nên khi được bón bổ sung dinh dưỡng, năng suất nương chè tăng; ngược lại tại Tuyên Quang và Lai Châu, các hộ tham gia mô hình ít nhiều đã có kinh nghiệm trong kỹ thuật canh tác chè, đã sử dụng phân bón để làm tăng năng suất nên khi chuyển sang canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ, chỉ sử dụng phâm hữu cơ vi sinh, không bón phân hóa học nên năng suất giảm).
Đến nay, 100% sản phẩm chè mô hình được bao tiêu với giá bán nguyên liệu tăng trung bình 53,84% so với sản xuất đại trà. Tổng sản lượng chè búp tươi thu được từ 32 ha chè mô hình của dự án là 167,12 tấn, doanh thu từ mô hình của dự án tăng 20,08 - 49,08%.
Hiện nay, tổ chức chứng nhận đang thực hiện các bước đánh giá, giám sát mô hình để chuẩn bị cấp chứng nhận sản phẩm chè của mô hình/tỉnh đạt tiêu chuẩn hữu cơ trong năm 2023.
Theo -mard.gov.vn
Quý bà con nông dân có thông tin cần chia sẻ hoặc thắc mắc thì hãy liên hệ:
- Mạng lưới nông dân Việt Nam - Farmers Vietnam
- Hotline/zalo: 0989.777.523
- Email: info@farmersvietnam.vn
Viết bình luận
Bình luận