Quy trình nâng và giữ độ PH ổn định cho đất
- Người viết: Hồng Vân lúc
- Kỹ thuật trồng trọt
- - 0 Bình luận
Quản lý và nâng cao, ổn định độ pH đất
Nước ta, phần lớn là đất chua, do đó cần phải điều chỉnh pH sao cho phù hợp với cây trồng. Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn điều chỉnh chưa đúng cách, chính vì vậy pH lên được vài tháng xong lại xuống. Số khác lại điều chỉnh pH tăng một cách đột ngột dẫn đến rối loạn dinh dưỡng.
Nguyên tắc của điều chỉnh pH là sử dụng các nguyên vật liệu có tính kiềm để cân bằng độ chua. Trong số các loại đất thì đất có tính sét khó điều chỉnh pH nhất vì tính đệm của đất sét cao. Nếu nâng pH bằng cách thông thường là dung vôi thì phải dùng với lượng rất lớn. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều cao đôi khi lại lợi bất cập hại. Đất cát và đất bạc màu có tính đệm kém nên nâng pH dễ hơn, nhưng lại không ổn định.
Do đó, ngoài yếu tố nâng pH về trị số mong muốn cũng cần chú ý đến duy trì pH (do yếu tố mùn quyết định).
Phương pháp nâng cao độ pH đất
Sử dụng tro
Khi nghĩ đến nâng pH đa phần chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Lân và Vôi. Tuy nhiên, ngoài lân và vôi nhiều bà con nông dân còn sử dụng tro để cải thiện độ pH đất và kết quả rất tích cực.
Tro có thể nâng pH một cách nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến đất và cây trồng. Ngoài khả năng nâng pH tro còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như lân, kali, canxi, magie,… do đó, tro có thể được xem là loại phân đa yếu tố, đa chức năng trong nông nghiệp.
Tro có tính kiềm cao, một số còn có cả silic nên tác dụng rất tốt trên những vùng đất chua, đất phèn, đất bạc màu, đất thoái hóa,…
Kali trong tro thuộc dạng K2CO3 là một dạng kali quý, có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh pH. Kali trong tro thuộc dạng dễ tiêu nên có tác dụng nhanh chóng, có thể sử dụng thay kali hóa học nhưng lưu ý bảo quản vì kali trong tro rất dễ tan.
Một số loại tro như tro trấu, tro rơm còn chứa silic giúp cố định Al, Fe làm giảm độ độc do chúng sinh ra giúp bộ rễ cây trồng phát triển tốt hơn.
Cách duy trì ổn định độ pH đất
Trong quản lý pH không chỉ có yếu tố nâng độ pH, mà còn cần duy trì và ổn định độ pH đất lâu dài. Nếu muốn duy trì ổn định pH lâu dài cần hạn chế sự rửa trôi các ion Ca, Mg, K, Si,… đồng thời bổ sung lượng Ca, Mg bị cây trồng lấy đi.
Bằng cách:
1. Tạo lớp che phủ mặt đất để ổn định độ pH
Là công việc ưu tiên hàng đầu, nhằm hạn chế sự xói mòn, rửa trôi. Lớp che phủ có thể là vật liệu hữu cơ hoặc có thể sử dụng chính cỏ trong vườn để che phủ, rơm rạ, tro trấu cũng che phủ rất tốt.
2. Tăng cường lượng mùn hữu cơ trong đất
Mùn kết hợp với Ca, Fe, Al tạo kết cấu đất bền vững, lưu trữ được rất nhiều chất dinh dưỡng. Kể cả đất giàu mùn cũng cần bón bổ sung hữu cơ hằng năm để duy trì.
Tăng cường sự hoạt động và bổ sung một lượng vi sinh vật hằng năm.
3. Sử dụng vôi để nâng độ pH đất
Mặc dù tro có nhiều ưu điểm nổi trội, tuy nhiên đốt tro lại liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó không phải ở địa phương nào cũng có điều kiện để sử dụng tro. Do đó, vôi là một sự lựa chọn thay thế lý tưởng.
Bón vôi trước hết nhằm mục đích cung cấp Canxi, canxi cần thiết cho việc hình thành hệ thống rễ, thiếu canxi ảnh hưởng đến sự hình thành hệ thống rễ bên và long hút. Trong kinh nghiệm trồng cây họ đậu, dân gian đã đúc kết câu “không lân không vôi thì thôi trồng đậu”.
Cây họ đậu có nhu cầu lân và Ca rất cao, do đó bón vôi cũng nhằm mục đích cung cấp Ca, Mg cho cây. Ngoài ra, hiện nay giải pháp chế tạo than sinh học để thay thế tro đang được khá nhiều nông dân quan tâm. Ngoài khả năng nâng độ pH đất thì than sinh học còn làm tơi xốp và giữ chất dinh dưỡng trong đất rất tốt.
Theo- nongnghiepthuanthien.vn
Quý bà con nông dân có thông tin cần chia sẻ hoặc thắc mắc thì hãy liên hệ:
- Mạng lưới nông dân Việt Nam - Farmers Vietnam
- Hotline/zalo: 0989.777.523
- Email: info@farmersvietnam.vn
Viết bình luận
Bình luận