Quy trình kĩ thuật trồng nấm mối đen đạt năng suất cao

Quy trình kĩ thuật trồng nấm mối đen đạt năng suất cao

Nấm mối đen là loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại những công dụng hữu ích cho sức khỏe người dùng. Dù giá bán khá cao nhưng sản phẩm này rất được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, loại nấm này rất khó nhân giống, chỉ xuất hiện 1 tháng vào mùa mưa. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn quy trình trồng nấm mối đen đúng tiêu chuẩn.

Quy trình trồng nấm mối đen 

Himana là công ty chuyên phân phối đông trùng hạ thảo, nấm mối đen chất lượng trên thị trường hiện nay. Quy trình sản xuất các loại thực phẩm bổ dưỡng tại Himana hoàn toàn không sử dụng chất kích thích sinh trường. Dưới đây là quy trình trồng theo đúng tiêu chuẩn mà bạn cũng có thể thực hiện tại nhà:

Xây nhà trồng nấm mối đen theo quy chuẩn

Bước đầu tiên cần thiết nhất trong quy trình trồng nấm mối đen là bạn cần xây nhà trồng đạt chuẩn để đảm bảo nấm được phát triển tốt nhất. Bạn có thể tham khảo quy cách nhà trồng nấm mối đen như sau:

  • Chiều dài 20m
  • Chiều rộng 5m
  • Chiều cao 4,5m
  • Nên xây trên nền bê tông dày khoảng 5 đến 7cm, sử dụng tôn và tấm cách nhiệt xung quanh.
  • Lắp đặt cooling pad, cảm biến độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và đặc biệt là hệ thống điều khiển trung tâm.

Lưu ý rằng nên thiết kế nhà trồng thích hợp sao cho việc chăm sóc và thu hoạch nấm được dễ dàng nhất.

Mẫu nhà trồng nấm mối đen theo quy chuẩn

Xử lý nguyên liệu và tạo môi trường phôi

Một túi phôi nấm mối đen có nguyên liệu chính bao gồm mùn cưa khô, bột bắp và đường glucose. Trước tiên cần phải xử lý nguyên liệu như sau:

  • Dùng mùn cưa của nhiều loại cây gỗ khác nhau, đặc biệt là mùn cưa cao su tươi, nhưng phải đảm bảo mịn và không lẫn tạp chất.
  • Sàng lọc mùn cưa tươi để loại bỏ dăm bào, đá sỏi và gỗ vụn.
  • Ủ mùn cưa từ 15 đến 30 ngày để hoại mục và tạo độ ẩm.
  • Trong quá trình ủ mùn cưa, bạn cần tưới nước vôi có độ pH là 12 hoặc 13 trong khoảng thời gian cách 3 đến 4 ngày một lần. Sau đó đảo trộn đều và dùng bạt phủ lại.
  • Kết thúc thời gian ủ, mùn cưa có độ ẩm 80% và pH = 7 thì mới đạt chuẩn.

Tiếp theo là tạo môi trường phôi. Trộn thật đều bột bắp và đường glucose vào mùn cưa đã ủ theo hàm lượng thông thường là 100kg mùn cưa, 3kg đường và 3kg bột bắp.

Xử lý nguyên liệu thật kỹ lưỡng trước khi trồng phôi

Sau đó điều chỉnh độ ẩm của hỗn hợp này bằng nước sao cho độ pH = 7 và độ ẩm từ 60 đến 70%. Dùng dụng cụ chuyên dụng để đo độ ẩm một cách chính xác, tránh làm hư hỏng phôi. Nguyên liệu đạt chuẩn khi bóp chặt trong tay sẽ kết thành khối và không bị nhỏ giọt nước nào.

Lưu ý dùng túi phôi loại PE dày khoảng 0,5mm và có kích thước 19 x 37cm. Bỏ hỗn hợp nguyên liệu trên vào túi, nén chặt vừa phải và gắn nắp nút cổ. Mỗi túi phôi sau khi đã đóng hoàn chỉnh thì cân nặng khoảng 1,2 – 1,5kg là phù hợp nhất.

Tiệt trùng túi phôi

Bước tiếp theo trong quy trình trồng nấm mối đen là tiệt trùng túi phôi. Cách thực hiện như sau:

  • Xếp các phôi vào trong rọ hoặc kệ hấp, không được xếp chồng lên nhau.
  • Thời gian tiệt trùng tùy vào từng mẻ hấp: mẻ nhỏ hơn 20 túi thì cần 8 tiếng trong và mẻ hấp nhỏ hơn 100 túi thì cần 12 tiếng. Nhiệt độ nên điều chỉnh là 121 độ C.
  • Hấp xong lấy túi phôi ra ngoài và để nguội. Sau 12 đến 24h thì túi phôi sẽ nguội.

Tiệt trùng phôi nấm mối đen thật cẩn thận

Cấy giống nấm mối đen

Kiểm tra kỹ lại giống nấm trước khi cấy để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn. Môi trường giấy cần phải đóng kín, không có gió và thật sạch sẽ.

Bắt đầu quy trình cấy giống bằng cách hơ lửa tiệt trùng chai meo. Để tiệt trùng đúng cách và kỹ lưỡng, bạn nên xoay đều miệng chai meo trên ngọn lửa của đèn cồn trong vòng 2 đến 3 phút. Sau đó tháo nắp miệng chai meo. Lưu ý khi thực hiện phải nghiêng chai ở góc 45 độ.

Muỗng cấy cũng cần được tiệt trùng thật kỹ trên lửa đèn cồn, để nguội và sau đó mới tiến hành lấy meo. Mỗi túi phôi chỉ cần lấy 2 đến 3 muỗng ở miệng phôi, tránh cho ra ngoài vì dễ bị nhiễm khuẩn. Sau mỗi 5 – 10 phút cần tiệt trùng lại muỗng cấy.

Ủ tối cho các túi phôi

Các túi phôi khi đã được cấy giống nấm thì phải để ở nơi thoáng khí nhưng càng tối càng tốt. Nhiệt độ phòng từ 24 đến 26 độ C. Thời gian tơ ăn đáy túi phôi là 50 đến 60 ngày.

Tơ nấm mối đen thường có màu trắng và dày, còn tơ già sẽ có màu đen. Ngoại trừ hai màu sắc này, những tơ có màu sắc khác thường là bị nhiễm khuẩn nên cần loại bỏ ngay.

Trong quá trình ủ túi phôi, hãy loại bỏ những tơ nấm bị nhiễm khuẩn

Kích sáng cho phôi

Sau khi tơ nấm ăn túi phôi được khoảng 80% thì tháo nắp cổ túi và cho một ít đất sạch vào miệng túi phôi. Cho thêm một chút nước sạch vào phôi sao cho đất vừa bỏ vào có đủ độ ẩm. Đưa lên kệ trồng và phun kích ẩm với độ ẩm phòng là 85 – 90%.

Lưu ý nếu bạn không có máy tạo ẩm thì cũng có thể trồng theo cách thủ công là xịt ẩm bằng tay. Mỗi ngày xịt từ 2 đến 6 lần tùy vào nhiệt độ của phòng. Sau 20 đến 30 ngày kể từ ngày kích ẩm bạn sẽ thu được nấm nếu mọi điều kiện đều đạt chuẩn.

Thu hoạch nấm mối đen

20 – 30 ngày sau khi kích ẩm thì quả thể của nấm mối đen được hình thành. 2 đến 3 ngày sau đó nữa thì nấm sẽ phát triển thành nấm búp, lúc này đã đủ tiêu chuẩn để thu hoạch đợt nấm đầu tiên.

Mỗi lần thu hoạch nấm nên cách nhau 2 – 3 ngày tùy vào môi trường của nhà trồng như nhiệt độ và độ ẩm. Mỗi túi phôi sẽ có thể thu hoạch được nhiều lần, do đó trước khi thay túi phôi mới bạn cần kiểm tra thật kỹ lưỡng.

Nấm mối đen sau khi thu hoạch

 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận