(Phần 4) Kỹ thuật giúp nông dân trồng đậu cô ve hiệu quả - Bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Người viết: Người viết ẩn danh lúc
- Kỹ thuật trồng trọt
- - 0 Bình luận
1. Bệnh chết héo cây con (Rhizoctonia solani)
Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con, làm gốc thân tóp lại, cây dễ chết.
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh tồn tại trong hạt giống nhiễm bệnh. Mưa nhiều, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Bệnh chết cây con trên cây lạc (ảnh Báo Nông nghiệp)
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Sử dung giống sạch bệnh, luân canh cây trồng;
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất sau để phòng trừ: Chitosan (Tramy 2 SL); Copper citrate (Heroga 6.4SL); Cytokinin (Etobon 0.56SL); Kasugamycin (Kamsu 2SL, 4SL); Ningnanmycin (Niclosat 2SL, 4SL, 8SL); Validamycin (Vali 3 SL); Ningnanmycin (Diboxylin 4SL, 8SL); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL)
2. Bệnh đốm vi khuẩn do (Xanthomonas phaseoli)
Triệu chứng: Bệnh gây ra các đốm cháy rộng trên lá, trên trái đậu có những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước; sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường.
Ảnh internet
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao, đốm bệnh lây lan rất nhanh.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, thu gom các lá trái sau khi thu họach.
Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau: Champion 77WP, Coc 85WP, Kasumin 2SL, New Kasuran, Canthomil.
3. Bệnh đốm lá (Cercospora canescens và Cercospora cruenta)
Triệu chứng: Đốm bệnh gây hại bởi C. canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá; bệnh gây hại nhiều trên đậu Lima và đậu đũa hơn đậu côve. Đốm bệnh do C. cruenta gây có màu nâu đến màu rỉ sét, hình dạng và kích thước không đều; thường xuất hiện trên thân hoặc trái chín.
Bệnh đốm lá (ảnh internet)
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, trên tàn dư cây bị nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, khi thu hoạch cần thu gom tiêu hủy tàn dư lá, quả bệnh;
Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc BVTV sau: Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP, Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC); Carbendazim 490g/l + Hexaconazole 10 g/l (V-T Vil 500 SC); Mancozeb (Manozeb 80 WP); Chlorothalonil (Daconil 75WP).
4. Bệnh gỉ sắt: Uromyces appandiculatus
Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên lá, có khi có trên thân, cành và quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu trắng bạc, về sau vết bệnh hơi lồi lên, trên vết bệnh có lớp bột màu nâu. Lá bị bệnh co rúm lại, nếu bị nặng lá biến vàng và rụng. Trên thân, quả: Triệu chứng bệnh cũng có những đốm nhỏ hơi gồ lên và phủ một lớp bột màu nâu vàng. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá và hoa bị rụng, quả ít.
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh: Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, cây chăm sóc kém.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, thu gom tàn dư từ vụ trước, trồng giống chống bệnh.
Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP); Tham khảo sử dụng một số hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole
5. Bệnh phấn trắng (Erysiphe polygoni)
Bệnh phấn trắng (ảnh internet)
Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên lá, vết bệnh là những đốm lớn không có hình dạng nhất định, trên mặt có lớp phấn màu trắng, sau lan rộng gần hết bề mặt lá sau chuyển màu nâu vàng. Bệnh nặng làm lá khô vàng và rụng.
Điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp 20-260C, bệnh tồn tại và lây lan chủ yếu ở dạng bào tử.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, thu gom tàn dư cây trồng, bón phân cân đối để cây phát triển tốt, tăng cường bón phân kali.
Biện pháp hóa học: Hiện nay, do chưa có thuốc BVTV đăng ký để phòng trừ, có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Chlorothalonil (Daconil 75WP, 500SC); Citrus oil (MAP Green 3SL)
Ghi chú: Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương pháp hóa học. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
(Theo trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng)
(Bài viết tiếp theo: Phòng trừ dịch hại tổng hợp)
Quý bà con nông dân có thông tin cần chia sẻ hoặc thắc mắc thì hãy liên hệ:
Mạng lưới nông dân Việt Nam - Farmers Vietnam
Hotline/zalo: 0989.777.523
Email: info@farmersvietnam.vn
Viết bình luận
Bình luận