(Phần 3): Quy trình trồng và chăm sóc cây hồ tiêu cho nông dân - Công thức bón phân

(Phần 3): Quy trình trồng và chăm sóc cây hồ tiêu cho nông dân - Công thức bón phân

15. Bón phân

Phân hữu cơ

Năm trồng

Loại phân

Phân chuồng, phân rác hoai Mục 

(kg/trụ/năm)

Phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học 

(kg/trụ/năm)

Năm thứ nhất (mới trồng)

7 - 10

1 -2

Năm thứ 2; thứ 3

10 - 15

2 - 3

Từ năm thứ 4 trở đi

15

3 - 5

Bảng 1: Lượng phân hữu cơ bón cho hồ tiêu

Phân vô cơ

Năm trồng

Loại phân

N (kg/ha/năm)

P2O(kg/ha/năm)

K2O (kg/ha/năm)

Năm thứ nhất (mới trồng)

90 - 100

50 - 60

70 - 90

Năm thứ 2; thứ 3

150 - 200

80 - 100

100 - 150

Từ năm thứ 4 trở đi

250 - 350

150 - 200

150 - 250

Bảng 2: Lượng phân vô cơ bón cho hồ tiêu

Thời kỳ bón

Đối với phân hữu cơ: bón một lần/năm, đào rãnh theo mép tán, sâu 10 - 15 cm, bón phân và lấp đất, bón phân tiến hành vào đầu mùa mưa, nên chú ý trong quá trình đào rãnh không làm tổn thương bộ rễ.

Đối với phân vô cơ:

Trồng mới: sau khi trồng 1 - 1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, sau khi trồng 2 - 3 tháng bón số còn lại.

Năm thứ 2 trở đi: bón 3 lần

Lần 1: 1/3 đạm + 1/3 kali và tất cả lượng phân lân bón vào đầu mùa mưa;

Lần 2: 1/3 đạm + 1/3 kali, bón vào giữa mùa mưa;

Lần 3: lượng phân còn lại, bón vào cuối mùa mưa.

Hồ tiêu đã cho trái: bón 4 lần

Lần 1: ¼ đạm + ¼ kali và tất cả lượng phân lân kết hợp với phân hữu cơ, bón trước khi kết thúc thu hoạch Khoảng 10 ngày.

Lần 2: ¼ đạm + ¼ kali, bón vào đầu mùa mưa:

Lần 3: ¼ đạm + ¼ kali, bón vào giữa mùa mưa.

Lần 4: lượng phân còn lại bón vào cuối mùa mưa.

Cách bón: Bón phân khi đất đủ ấm, rải lên mặt đất theo mép tán, xới nhẹ lấp phân vào đất, tránh làm đứt rễ hồ tiêu.Bổ sung vôi: Bón với liều lượng 500kg/ha/năm. Rải đều trên mặt đất theo hình chiếu tán hồ tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón cho hồ tiêu. Sử dụng phân bón lá, bổ sung phân trung lượng (Ca, Mg) và vi lượng (Zn) và bo (B) 2 - 3 lần trong mùa mưa.

Bón phân cho hồ tiêu (ảnh internet)

 

16. Tưới nước

Loại vườn

Đất bazan

Đất cát pha

Lượng nước (lít/trụ)

Chu kỳ (ngày)

Lượng nước (lít/trụ)

Chu kỳ (ngày)

Hồ tiêu trồng mới

30 - 40

10 - 15

20 - 30

7 - 10

Hồ tiêu KTCB

60 - 80

10 - 15

10 - 50

7 - 10

Hồ tiêu kinh doanh

100 - 120

20 - 25

80 - 100

10 - 15

Bảng 3: Lượng nước tưới cho hồ tiêu

Hồ tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản: tưới đều trong mùa khô cho đến khi có mưa; trong năm thứ nhất, nếu trong mùa mưa gặp hạn kéo dài phải tưới bổ sung: Hồ tiêu kinh doanh: tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả và đầu mùa mưa khi nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, sau khi thu hoạch hạn chế tưới nước. Có thể tưới gốc, hoặc xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân.

17. Làm cỏ, tủ gốc

Làm cỏ quanh gốc và giữa hàng hồ tiêu, đối với cỏ trên mặt bồn phải làm bằng tay tránh tổn thương vùng có rễ, xới cách gốc hồ tiêu 50 - 60 cm, hạn chế xới xáo vào mùa mưa Vào đầu mùa khô dùng cỏ hoặc rơm rạ khô tủ quanh gốc hồ tiêu để giữ ấm. Trồng cây lạc dại hay lạc lưu niên (Arachis Pintoi) che phủ đất.

(Bài tiếp theo: Nhận biết sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu)

(Theo Bộ NN&PTNN)

Quý bà con nông dân có thông tin cần chia sẻ hoặc thắc mắc thì hãy liên hệ:
Mạng lưới nông dân Việt Nam - Farmers Vietnam
Hotline/zalo: 0989.777.523
Email: info@farmersvietnam.vn


 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận