(Phần 2) Kỹ thuật giúp nông dân trồng đậu cô ve hiệu quả - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

(Phần 2) Kỹ thuật giúp nông dân trồng đậu cô ve hiệu quả - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Giống: Giống đậu cô ve leo được trồng chủ yếu là giống địa phương do nông dân tự sản xuất và giống của một số công ty trong nước sản xuất.

2. Chuẩn bị đất

Chọn đất canh tác: Cách xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà máy, … (không gần nguồn nước ô nhiễm và nước thải của các nhà máy, bệnh viện). Đất tơi xốp, nhẹ, nhiều mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt.

Vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước, rải vôi, tưới nước trước khi cày xới có thể diệt một số nấm hại trên mặt đất tồn tại từ vụ trước. Đậu cô ve có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhưng vụ chính là vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11-12 dương lịch.

Chọn đất cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ và làm sạch cỏ; bón vôi rồi cày bừa để vôi trộn đều vào đất, lên luống cao 20-25cm, luống rộng 1,2m, rãnh rộng 30-40cm, những nơi đất thấp hay trồng mùa mưa phải lên líp cao để dễ thoát nước, có thể trồng hàng đôi hoặc hàng đơn trên luống. Nên trồng hàng đơn trên líp, hàng cách hàng 1,2-1,4m. Trồng hàng đơn đậu cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ dàng chăm sóc.

3. Trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng: Khoảng cách lổ trên hàng 20-25cm, mỗi lỗ để 2-3 cây. Lượng hạt giống gieo 40-60 kg/ha, gieo xong lấp hạt bằng đất mịn.

Làm cỏ, tưới nước và các biện pháp kỹ thuật khác. Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn để tưới, không sử dụng nước ao tù, nước thải, nước nhiễm các loại vi sinh vật gây hại.

Kỹ thuật: Tưới nhiều lúc ra hoa trái rộ, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi. Khi bón phân thúc, tưới vừa đủ đảm bảo phân tan.

Mùa nắng, tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát 2 lần/ngày đảm bảo ẩm độ đất 70-75%. Mùa mưa tưới 1 lần/ngày hoặc không tưới, trừ khi mưa to bắn đất trên đọt phải tưởi rửa.  Làm rảnh thoát nước tránh bị ngập úng.

Làm cỏ: Làm sạch cỏ trên luống, rãnh và xung quanh vườn sản xuất, làm cỏ trước khi bón phân kết hợp xăm xới tạo đất thoáng khí.

Làm giàn: khi cây bỏ vòi thì bắt đầu làm giàn. Cây giàn dài 2,5-3m, có thể dùng sậy già để cắm giàn, thân đậu bò dài hơn 3m. Một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn, cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau. Giàn nầy có thể sử dụng được 2-3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000 - 50.000 cây/ha. Dùng lưới đang được ưa chộng thay thế cho giàn le, sậy.

4. Phân bón và cách bón phân

Phân bón: Lượng phân đề nghị bón cho đậu co ve 1 ha/vụ

Phân chuồng: 30-40m3; Vôi: 800-1.000 kg; Phân hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.

Phân vô cơ (lượng nguyên chất): 105kg N - 90 kg P2O5 - 200 kg K2O.

Lưu ý: Chuyển lượng phân hóa học qua phân đơn hoặc NPK tương đương

Cách 1: Ure: 228kg; super lân: 562,5kg; KCl: 333kg.

Cách 2: NPK 15-15-20: 600 kg; Ure: 33kg; KCl: 133kg.

Bón theo cách 1

 

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1:

10NSG

Lần 2:

20-25NSG

Lần 3:

40-55NSG

Phân chuồng hoai

30-40 m3

30-40 m3

 

 

 

Vôi

800 -1.000 kg

800 -1.000 kg

 

 

 

Ure

228 kg

78 kg

30 kg

50 kg

70 kg

Lân super

562,5 kg

562,5 kg

 

 

 

KCl

333kg

133 kg

 

50 kg

150 kg

Hữu cơ vi sinh

1.000 kg

1.000 kg

 

 

 

 

Bón theo cách 2

Hạng mục

Tổng số

Bón lót

Bón thúc

Lần 1:

10NSG

Lần 2:

20-25NSG

Lần 3:

40-55 NSG

Phân chuồng hoai

30-40 m3

30-40 m3

 

 

 

Vôi

800 -1.000 kg

800 -1.000 kg

 

 

 

Ure

33 kg

 

33 kg

 

 

KCl

133kg

63 kg

 

 

70 kg

Hữu cơ vi sinh

1.000 kg

1.000 kg

 

 

 

NPK 15-15-20

600 kg

150 kg

50 kg

150 kg

250 kg

 

Ghi chú: Có thể sử dụng các loại phân bón lá, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

(Theo trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng)

(Bài viết tiếp theo: Sâu hại và các biện pháp phòng trừ)

Quý bà con nông dân có thông tin cần chia sẻ hoặc thắc mắc thì hãy liên hệ:
Mạng lưới nông dân Việt Nam - Farmers Vietnam
Hotline/zalo: 0989.777.523
Email: info@farmersvietnam.vn

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận