Hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng và bón phân cho cây có múi

Hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng và bón phân cho cây có múi

Giới thiệu chung về: Một số giống cây có múi phổ biến ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Cây Cam:

Cam sành (Citrus nobilis Lour.): Cây có mật độ cành thưa, nhỏ, mọc thẳng đứng, nên có thể trồng dầy. Cây cam sành chiết nhánh trồng 2 năm bắt đầu cho trái, do cành yếu nên cần dùng cây chống đở khi mang trái. Lá có màu xanh sậm, hình xoan. Cây ra đọt quanh năm, không tập trung. Cam sành rất dễ ra hoa, chỉ cần có thời gian khô hạn ngắn cũng để kích thích cây phân hóa mầm hoa. Hoa có màu trắng, thời gian từ trổ hoa đến khi trái chín khoảng 10 tháng. Trái hình cầu dẹp, đường kính lớn hơn chiều cao, có trọng lượng khoảng 262g/ trái.

Cam sành

Cam mật (Citrus sinensis L. Osbeck): Cây có mật độ cành dày, thường xòe ngang. Cây cam mật chiết nhánh trồng 2 năm bắt đầu cho trái. Lá có màu xanh sậm, hình mác, không rụng theo mùa. Chỉ trừ cành vượt thường có gai ở nách lá, còn những loại cành khác không có gai. Hoa nở có màu trắng, thời gian từ trổ hoa đến khi trái chín khoảng 7 tháng. Trái cam mật có hình cầu, có trọng lượng 200-220g/ trái. Cam mật có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện môi trường và chống chịu được sâu bệnh tốt hơn những giống cam khác nên được trồng phổ biến ở ĐBSCL.

Cam mật

Bưởi

Bưởi năm roi: Cây to lớn hơn các nhóm cây có múi khác, mật đọ cành dày. Lá có màu xanh sậm, hình trứng, ra đọt quanh năm. Hoa màu trắng, thời gian từ trổ hoa đến khi trái chín khoảng 8 tháng. Dạng trái hình tháp, đáy trái rộng. Trọng lượng bình quân 1-1,2 kg/trái.

Bưởi năm roi

Bưởi da xanh: Cây to lớn có chu vi thân trung bình 43cm, cao 6,3m, tán rộng 6m. Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/trái; vỏ có màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ lột và khá mỏng (14–18 mm); tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; vị ngọt không chua (độ brix: 9,5–12%); mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt (có thể có đến 30 hạt/trái).

Bưởi da xanh

Quýt

Quýt đường: Cây có mật độ cành thưa, mọc thẳng đứng. Lá có màu xanh không rụng theo mùa, hình mác. Hoa có màu trắng, thời gian từ trổ hoa đến khi trái chín khoảng 9 tháng và có thể neo trái đến 10 tháng. Trái có hình cầu, nặng khoảng 114g- 120g/ trái.

Quýt đường

Quýt hồng: cây có mật độ cành thưa, mọc thẳng đứng nên có dạng elip. Cây quýt hồng chiết nhánh trồng 2 năm bắt đầu cho trái. Lá có màu xanh, hình xoan. Cây ra đọt quanh năm, nhiều nhất là vào đầu mùa mưa. Hoa nở có màu trắng, thời gian từ trổ hoa đến khi trái chín khoảng 9 tháng. Trái có hình cầu dẹp, nặng khoảng 150-170g/ trái.

Quýt hồng

Chanh:

Chanh tàu (chanh Núm): cây có mật độ canh dày, tán xòe ngang. Chiết nhánh to trồng 2 năm bắt đầu cho trái. Lá đơn, màu xanh nhạt, hình xoan. Cây rất dễ ra đọt khi được bón phân và tưới nước. Hoa màu trắng, thời gian từ trổ hoa đến trái chín khoảng 6 tháng. Trái hình cầu, trọng lượng trung bình khoảng 70g. Chanh tàu thích nghi rộng với điều kiện môi trường, có thể trồng khi mới lên liếp lập vườn.

Chanh giấy: cây có mật độ canh dày, tán xòe ngang. Lá đơn, màu xanh nhạt, hình trứng. Cây thường có gai. Hoa màu trắng, thời gian từ trổ hoa đến trái chín khoảng 6 tháng.

Chanh giấy

Điều kiện sinh thái để cây phát triển tốt

Nhiệt độ: Cây có múi có thể sống và phát triển đuợc trong khoảng nhiệt độ 13-38 0C, thích hợp nhất là 23-29 0C, duới 13 0C cây ngừng sinh truởng, trên 30 0C cây quang hợp giảm.

Ánh sáng: Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cuờng độ ánh sáng thích hợp cho cây có múi khoảng 10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong mùa nắng), cao quá sẽ làm giảm quang hợp và quả dễ bị cháy nắng.

Nuớc: Cây có múi có nhu cầu về nuớc rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Nuớc tuới phải có phẩm chất tốt, độ mặn có thể lên đến 15‰. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nuớc. Trong mùa mua, nếu mực nuớc ngầm trong đất cao và không thoát nuớc kịp, cây sẽ bị thối rễ, vàng lá và chết. Trong mùa nắng, mực thủy cấp không thấp quá 80cm.

Ðất đai: Cây có múi cần tầng canh tác tác dày 0,5-1 m, ít bị nhiễm mặn, đất thịt pha, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nuớc tốt, màu mỡ, có hàm luợng hữu cơ cao >3%, pH thích hợp từ 5,5 – 7. pH thấp cần bón vôi để nâng cao năng suất và tuổi thọ của vuờn cây. Cây có múi cần nhiều Kali hơn Nitrat vì vậy muốn có quả to, ngon ngọt và đẹp mã cần cung cấp đủ Kali. Cam quýt có biểu hiện thiếu các chất vi lượng như Zn, Bo, Fe, Mn, Mg, Ca … rất rõ trên lá. Cần cung cấp cân đối các chất vi luợng  vì sự thiếu hụt các chất này dẫn đến sự giảm năng suất và phẩm chất nghiêm trọng.

Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân

Thời vụ: Cây có múi thuờng được trồng vào đầu mùa mua để đở công tuới, tuy nhiên cũng có thể trồng đuợc quanh năm nếu chủ động nguồn nuớc tuới (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nuớc tuới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).

Thiết kế vuờn trồng:

Truờng hợp đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp nhằm xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương vuờn rộng từ 1-2 m, liếp rộng 6-8 m. Cần xây dựng bờ bao dể bảo vệ cây trồng, mực nuớc trong mương vuờn nên giữ ổn dịnh. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nuớc và 1 bọng điều tiết nuớc. Khi thiết kế liếp trồng nên theo huớng Bắc-Nam, các cây sẽ nhận đuợc ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn.

Truờng hợp vườn đang trồng: chọn vị trí đấp mô và trồng cây, có thể giữ cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây mới trồng và hạn chế cỏ dại.

Trồng cây chắn gió và che mát: Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, do đó phải trồng cây che mát cho cam quít như các loại cây mãng cầu xiêm, so đũa ... và trồng cây chắn gió như dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao ... để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.

Chọn giống:

Chọn giống sinh truởng mạnh, sạch bệnh, có nhãn hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ. Nên mua ở những nơi có uy tín. Có nhiều phương pháp nhân giống như chiết cành, ghép mắt, giâm cành.

Khoảng cách trồng:

Chanh: 3m x 4m, 4m x4 m hoặc 5m x 5m. Mật độ cây rất biến động, trong khoảng 40 - 100 cây/1.000m2, trung bình là 70 cây/1.000m2.

Cam: 3m x 3m, 3m x 4m

Quýt: 4m x4 m, 4m x 5m

Buởi: 4 - 5m x 5 - 6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50 cây/1000m2).

Chuẩn bị mô trồng và cách trồng:

Chuẩn bị mô trồng:

Dùng đất tốt như đất mặt ruộng phơi khô để đắp mô. Cam, quýt  được trồng trên mô có đường kính 0,6-0,8 m, liếp rộng 6-8m.

Đào hố trồng giữa mô 30 x 30cm trước khi trồng 15 ngày, trộn đều hỗn hợp gồm 200-300g super lân với phân chuồng hoai mục và tro trấu bón lót cho mỗi hố trồng.

Cách trồng:

Khi đặt cây phải để xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh.

Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con nhằm tránh gió, mưa lung lay bộ rễ sẽ ảnh huởng đến sự phát triển của cây. Chú ý không đuợc lấp đất đến vị trí mắt ghép.

Ðối với cây chiết nên tỉa bớt lá, đặt cây thẳng khi có nhiều cành bên.  

Tủ gốc, giữ ẩm:

Rễ hấp thu dinh duỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh huởng xấu dến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô, tủ xa gốc ít nhất 20 cm.

Ngoài ra, trong vườn cần lưu ý để cỏ, loại cỏ ăn cạn như cỏ rau trai để giữ ẩm vườn trong mùa nắng, làm thông thoáng đất trong mùa mưa và giảm thiệt hại cho cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt cỏ bớt (không xới gốc).

Mực nuớc trong mương: cam, quít rất mẫn cảm với nuớc, vì vậy cần để mực nuớc trong mương cách mặt liếp khoảng 50 - 80 cm.

Cắt tỉa: Thường xuyên cắt tỉa cành già, cành vượt, cành sâu bệnh, cành mọc từ gốc ghép để vườn cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh phát triển.

Phân bón: Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây có múi

Sâu hại:

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella): Gây hại ở các vuờn cam quýt nhất là vuờn buởi, vuờn ươm trên các lá non. Thành trùng là một loại buớm nhỏ sải cánh từ 4 – 5 mm, màu trắng bạc. Buớm đẻ trứng vào gân lá và trên các đọt non, rời rạc. Sâu non nở ra, đục lá chui vào trong làm thành các đuờng ngầm ngoằn ngoèo khiến lá bị quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu  gây ra trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển, cây trở nên cằn cỗi.

Biện pháp quản lý:

Nên nuôi kiến vàng vuờn sẽ ít bị nhiễm hơn.

Chăm sóc cây sinh truởng tốt, thúc cây ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế đuợc sự phá hoại của sâu.

Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush, Altach 5EC , Wellof 330EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC … vào các đợt cây ra đọt non.
 

Các giai đoạn phát triển của sâu vẽ bùa

Đối với cây 1 - 2 năm tuổi:

Phân đạm: nên pha vào nước để tưới, 2 - 3 tháng tưới một lần.

 Phân lân và kali: bón một lần vào cuối mùa mưa.

Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm.

Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê

Lần 2: Sau khi đậu trái 6 - 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 kali.

Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 - 2 tháng: bón 1/2 kali còn lại.

Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.

Kết hợp bón 10 - 20kg phân hữu cơ/gốc. Cách bón dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 - 10cm; rộng 10 - 20cm cách gốc 0,5 - 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúc nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó rải phân thẳng lên mặt liếp.

Hằng năm, cần bón thêm phân hữu cơ cho cây nhằm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa giúp đất tơi xốp, giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bón phân chuồng nên bón phân hoai để giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được nấm bệnh (có trong phân chưa hoai).

Để cung cấp thêm vi lượng cho cây, có thể bón thêm phân qua lá như HVP, Komix,... vào giai đoạn cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 10 - 15 ngày, phun 4 - 5 lần/vụ.

Cần bón vôi hàng năm với lượng 200 - 500kg/ha/năm có thể bón đến 1.000kg/ha/năm.

Rầy chổng cánh (Diaphorina citri): Ðây là đối tuợng rất nguy hiểm. Rầy chổng cánh đẻ trứng trên đọt non, cả truởng thành lẫn rầy non thuờng chích hút nhựa lá non, đọt non và làm lây bệnh vàng lá Greening.

Biện pháp quản lý:

Kiến vàng, bọ rùa, nhện … là thiên dịch của rầy này.

Ðể hạn chế cần bón phân tập trung cho cây ra đọt đều và phun thuốc diệt rầy khi cần.

Nên trồng cây chắn gió chung quanh vườn để hạn chế sự lây lan  của rầy chổng cánh từ nơi khác đến.

Không nên trồng các loại cây kiểng như Cần Thăng, nguyệt quới, kim quít trong vườn.

Phun thuốc định kỳ vào các đợt ra đọt non nhu: Supracide 40EC, Wellof 330EC ...

Các giai đoạn phát triển của rầy chổng cánh

Rệp sáp (Pseudococcus sp): Rệp sáp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái…và cả rễ cây có múi. Chúng ít di chuyển, phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha di (kiến hôi, kiến cao cẳng…).  Trong quá trình  sống rệp bài tiết nhiều đuờng mật, làm môi truờng cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.

Biện pháp quản lý

Xử lý hố truớc khi trồng với Diazinon hay Carbofuran. Những cây bị chết do rệp sáp hại, truớc khi trồng lại cần xử lý hố.

Trong mùa khô cần tuới đủ ẩm cho cây, diệt kiến xung quanh gốc và kiểm soát rệp sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất.

Do cơ thể của rệp đuợc phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính xông hơi hay nhũ dầu như  Dầu khoáng hay hỗn hợp Dầu khoáng với Pymetrozin… để phun hay tuới vào đất xung quanh bộ rễ.

Vòng đời rệp sáp

Nhện đỏ (Panonychus citri): Nhện đỏ là loài đa ký chủ có vòng đời ngắn (10-15 ngày) nên mật số tăng rất nhanh nhất là trong điều kiện khô hạn. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây:

Trên lá, khi bị gây hại sẽ có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, biến dạng… sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.

Trên trái, nhện thuờng sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám…ảnh huởng đến mẫu mã của trái.

Nhện đỏ

Biện pháp quản lý

Cắt tỉa tạo thông thoáng cho vuờn cây.

Mùa nắng, tuới nuớc đầy đủ dể làm tăng ẩm độ vuờn cây.

Chú ý dùng khi dùng thuốc cần luân phiên các gốc hóa học với nhau để tránh nhện kháng thuốc. Có thể dùng hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin), dầu khoáng…  

Bệnh hại

Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas citri gây ra, gây hại nhiều ở các vuờn cam quýt. Bệnh gây hại trên cả lá, trái, cành cây. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, trong, lõm xuống, sau loét rộng ra, cuối cùng dính chùm, sần xùi, nứt nẻ và có màu nâu vàng, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Trên trái non và trên cành vết bệnh có thể ăn sâu 1 – 3 mm và làm trái dễ bị rụng, nếu trái không rụng cũng bị mất giá, cây sinh truởng yếu. Bệnh thuờng gây hại nặng trong mùa mưa.

Bệnh loét

Biện pháp quản lý:

Cắt bỏ, tiêu hủy cành lá, trái bệnh.

Phun các loại thuốc gốc đồng nhu Copper Zine, Kasuran ở giai doạn chuẩn bị đâm đọt ra hoa và giai đoạn 2/3 hoa rụng cánh, phun định kỳ 2 tuần/lần.

Bệnh vàng lá gân xanh (Greening): Do vi khuẩn gram âm Candidatus Liberobacter asiaticus. Là bệnh gây hại nghiêm trọng nhất, lây lan nhanh do rầy chổng cánh. Gây hại nặng trên cam sành, cam mật, quýt, chanh và buởi bị nhẹ hơn. Lá bị khảm, vàng lốm đốm, gân xanh cứng và uốn cong ra ngoài giống như hiện tuợng thiếu kẽm, nhánh bị khô, quả nhỏ, méo mó, dễ rụng. Khi chẻ dọc trái ta thấy trái bị lệch tâm, hạt bị hư.

Bệnh vàng lá gân xanh

Biện pháp quản lý:

Loại bỏ cây nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy chổng cánh nhu nguyệt quới, dây to hồng.

Trồng cây sạch bệnh.

Bón phân tập trung để cây ra đọt đồng loạt, phòng trừ rầy chổng cánh, phát triển thiên địch như kiến vàng …

Cách ly nguồn bệnh bằng cách trồng cây chắn gió cho vuờn cây cam quít.

Phun thuốc định kỳ vào các đợt cây ra lá non, nhất là vào đầu mùa mưa dể trừ rầy như Applaud, Applaud Mipc 25%, Bassa, Trebon, ...

Bệnh sẹo (ghẻ lồi): Tác nhân là nấm Elsinoe fawcetti, gây hại trên cả lá và trái. Ở nuớc ta bệnh thuờng gây hại trên cây chanh và tắc. Bệnh thuờng tấn công vào giai đoạn cây ra đọt non, trái non. Vết bệnh hình tròn, hơi nhọn, ghồ ghề, lúc đầu các vết còn rời rạc, sau nối vào nhau thành các mảng lớn. Lá, trái bị bệnh sần sùi nên bán mất giá.

Biện pháp quản lý: Phun các loại thuốc trừ nấm như Bonanza, Tilt, Copper B vào giai đoạn cây ra lá non, trái non.

Bệnh Tristeza: Bệnh làm cho cây cam quít suy yếu, cằn cổi dần rồi chết sau 3 đến 4 năm.

Triệu chứng của bệnh rất phức tạp, với nhiểu loại triệu chứng. Bệnh có thể biểu hiện một triệu chứng hoặc nhiều triệu chứng trên một cây.

Triệu chứng đặc biệt của bệnh Tristeza: gân lá trong mờ khi đưa lên ánh sáng.

Triệu chứng vàng lá, khô cành, rụng lá.

Lá bị mo lên và gân chính của lá lõm xuống, gân lá bị sưng lên (gân lá hóa bần).

Vàng đít trái và rụng trái.

Khi cây bệnh nặng: Triệu chứng rổ thân cây. Lột vỏ ra sẽ thấy phần gổ của thân cây bị lõm vào.

Bệnh Tristeza

Biện pháp quản lý:

Sử dụng cây giống sạch bệnh.

Sát trùng dụng cụ làm vườn bằng Javel hoặc hơ với lửa.

Trồng với mật độ hợp lý tránh giao tán.

Tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.

Loại bỏ cây nhiễm bệnh, kiểm soát và phòng trừ rầy mềm trên vườn và trên các cây ký chủ.

Diệt rầy mềm bằng biện pháp phun thuốc hóa học định kỳ để bảo vệ các đợt lá non.

Phun thuốc các loại thuốc trừ côn trùng chích hút truyền bệnh như  Mospilan 3EC Wellof 330EC./.

Theo Trung tâm Khuyến nông Cà Mau

Quý bà con nông dân có thông tin cần chia sẻ hoặc thắc mắc thì hãy liên hệ:
Mạng lưới nông dân Việt Nam - Farmers Vietnam
Hotline/zalo: 0989.777.523
Email: info@farmersvietnam.vn

 

 

 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận