
Những lưu ý cho nông dân trong sản xuất lúa vụ Đông xuân
- Người viết: Người viết ẩn danh lúc
- Ứng dụng Công nghệ
- - 0 Bình luận
Chia sẻ của lão nông giúp lúa vụ Đông xuân trổ bông đồng loạt
Hiện nay, giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, thực trạng lạm dụng phân bón trong sản xuất lúa, bón phân không cân đối đạm - lân - kali, bón nhiều đạm tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại và tăng chi phí sản xuất. Để có một vụ mùa Đông xuân thắng lợi, Farmersvietnam khuyến cáo nông dân trồng lúa cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Tuân thủ lịch thời vụ gieo sạ: theo đúng khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn tại từng địa phượng.
2. Làm đất: Vệ sinh đồng ruộng, cày xới thật kỹ trước khi bắt đầu vụ mùa mới, nếu có điều kiện nên đưa nước vào ngâm ruộng để tiêu diệt hạt cỏ dại, cắt bớt nguồn lây bệnh...
3. Áp dụng quy trình sản xuất lúa "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm"
Lúa giống: Sử dụng giống lúa chất lượng cao, cấp xác nhận và có nguồn gốc rõ ràng.
Lượng giống gieo sạ:
60kg/ha đối với phương pháp cấy.
80 - 100kg/ha đối với phương pháp sạ hàng, máy phun hạt, sạ lan.
Phân bón tính trên 01 ha:
Trường hợp sản xuất thông thường: Áp dụng công thức phân bón 90 N - 40 P2O5 - 30 K2O. Chia làm 03 lần bón:
Lần 1 (07 - 10 ngày sau sạ): 50kg Urê + 40kg DAP (18-46-0) + 25kg Kali clorua.
Lần 2 (18 - 22 ngày sau sạ): 55kg Urê + 40kg DAP (18-46-0).
Lần 3 (đón đòng): 55kg Urê + 25kg Kali clorua.
Trường hợp sản xuất ứng dụng phân bón chậm tan: Áp dụng công thức phân bón 68,7 N - 37 P2O5 - 41,3 K2O. Có 02 cách bón:
Cách 1:
Lần 1 phun vùi trước khi sạ: 130kg Đầu Trâu TE A1.
Lần 2 (18 - 22 ngày sau sạ): 100kg Đầu Trâu TE A1.
Lần 3 đón đòng (18-45 ngày sau sạ): 120kg Đầu Trâu TE A2.
Cách 2:
Lần 1 (07 - 10 ngày sau sạ): 130kg Đầu Trâu TE A1.
Lần 2 (20 - 22 ngày sau sạ): 100kg Đầu Trâu TE A1.
Lần 3 đón đòng (40 - 45 ngày sau sạ): 120kg Đầu Trâu TE A2.
4. Quản lý nước tưới: Áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ. Từ sau khi bón phân đợt 2 đến trước khi trổ và giai đoạn sau trổ 07 ngày: Tưới ngập khô xen kẽ (chỉ bơm nước vào ruộng ngập 05cm khi mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15cm). Bơm nước vào ruộng tối đa 05cm và giữ nước liên tục trong giai đoạn lúa trổ. Rút nước trước khi thu hoạch 07 - 10 ngày.
5. Quản lý dịch hại: Áp dụng IPM trong quản lý dịch hại, trong trường hợp dịch hại nhiều phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng nhóm thuốc thuốc sinh học, ít độc. Sử dụng phải áp dụng nguyên tắc “4 đúng” trong phòng trị như: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
Hạn chế phun thuốc trừ sâu đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh dịch hại bộc phát ở giai đoạn sau.
Ngoài ra, để hạn chế sử dụng phân bón kém chất lượng. Bà con cần mua phân bón ở những đại lý có uy tín, sản phẩm phải có nhãn mác rõ ràng, có công bố hợp quy và được lưu hành.
(Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang)
Quý bà con nông dân có thông tin cần chia sẻ hoặc thắc mắc thì hãy liên hệ:
Mạng lưới nông dân Việt Nam - Farmers Vietnam
Hotline/zalo: 0989.777.523
Email: info@farmersvietnam.vn
Viết bình luận
Bình luận